Trần Thoang

Ông Trần Thoang có hơn 30 năm làm việc trong ngành Hải quan từ cấp địa phương đến trung ương. Ông đã đảm nhiệm chức vụ Phó Giám đốc/ Chuyên gia Hải quan cao cấp cho Dự án tạo thuận lợi chương mại của cơ quan phát triển quốc tế Hoa Kỳ (USAID). Với vị trí này, Ông hỗ trợ cho Tổng cục Hải quan Việt Nam, các bộ ngành và các địa phương để xác định và giải quyết các rào cản thương mại và thực hiện Hiệp định tạo thuận lợi thương mại của WTO. Trước đó, Ông là chuyên gia cấp cao Hải quan vùng Dự án ARISE, của EU hỗ trợ Hải quan các nước ASEAN hội nhập công nhận lẫn nhau về Doanh nghiệp ưu tiên (AEO/MRA). Trước khi làm việc tại ASEAN trong dự án ARISE, ông Thoang là Chuyên viên chính của Cơ quan kiểm soát thủ tục hành chính (APCA) thuộc Bộ Tư Pháp Việt Nam, nơi ông chịu trách nhiệm đề xuất những đổi mới và kiểm soát các thủ tục hành chính Hải quan ở cấp tỉnh.

Các chức vụ trước đây:

Phó Giám đốc/ Chuyên gia Hải quan cao cấp cho Dự án tạo thuận lợi chương mại của cơ quan phát triển quốc tế Hoa Kỳ (USAID)

Quyền trưởng khoa, Trường Hải quan Việt Nam

Chuyên gia cấp cao Hải quan vùng Dự án hỗ trợ Hải quan ASEAN hội nhập (ARISE), EU

Chuyên gia cấp cao về hải quan và thương mại quốc gia Dự án Cổng thông tin thương mại Việt Nam (VTIP) của WB.

Chuyên viên chính Bộ Tư pháp và Văn phòng chính phủ

Trước khi đảm nhận vị trí tại USAID, ông Thoang là Quyền Trưởng Khoa Kiến thức tổng hợp kiêm Giảng viên chính về Hải quan tại Trường Hải quan Việt Nam. Tại đây, ông Thoang đã xây dựng giáo trình và trực tiếp giảng dạy về Thủ tục hải quan và Hiện đại hóa hải quan, Tạo thuận lợi Thương mại, AEO, Khung tiêu chuẩn An ninh và Tạo thuận lợi thương mại của WCO (WCO SAFE Framework) và tiếng Anh chuyên ngành hải quan. Ông cũng phát triển và thực hiện một chương trình đào tạo về buôn bán trái phép động vật hoang dã. Trước khi làm việc tại Trường Hải quan Việt Nam, ông là Cố vấn Thương mại Cấp cao Quốc gia cho Dự án Cổng Thông tin Thương mại Việt Nam (VTIP) do Ngân hàng Thế giới (WB) tài trợ. Trước khi làm việc tại VTIP, ông Thoang với tư cách là Chuyên gia cao cấp về Hải quan đã hỗ trợ Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) hội nhập khu vực từ chương trình của (ARISE) của EU. Với vai trò này, ông đã phân tích chương trình Doanh nghiệp ưu tiên (AEO), đánh giá tiềm năng thực hiện Thỏa thuận thừa nhận lẫn nhau (MRA) trong ASEAN và phát triển tài liệu đào tạo AEO cho các quốc gia thành viên ASEAN.

Trước khi đảm nhận vị trí tại Cơ quan Kiểm soát Thủ tục Hành chính (APCA) thuộc Bộ Tư pháp Việt Nam, ông đã giám sát việc thực hiện thủ tục hành chính Hải quan trên khắp Việt Nam với tư cách là chuyên viên chính của Văn phòng Chính Phủ. Trước đó, ông Thoang là Chuyên gia Ban Cải cách và Hiện đại hóa hải quan thuộc Tổng cục Hải quan Việt Nam. Trong thời gian này, ông Thoang chịu trách nhiệm thiết kế các quy trình giám sát phương tiện vận tải đường biển và Hải quan điện tử với tư cách là thành viên chính của Dự án Hiện đại hóa Hải quan Việt Nam. Trước khi tham gia Ban Cải cách và Hiện đại hóa Hải quan, ông là Cán bộ chuyên viên chính Cục Giám sát và Quản lý Tổng cục Hải quan Việt Nam.

Từ những ngày đầu khởi nghiệp, ông Thoang từng là Kiểm soát viên Hải quan cảng và chuyên viên chính Văn phòng Đổi mới và Hiện đại hóa Cục Hải quan Đà Nẵng.
Ông Thoang có bằng Thạc sĩ Quản trị Kinh doanh tại Đại Học North Central, Hoa Kỳ, bằng Cử nhân Thương mại Quốc tế tại Đại học Ngoại thương Hà Nội và bằng Cử nhân Anh ngữ tại Đại học Ngoại ngữ Đà Nẵng. Ông Thoang tốt nghiệp Chương trình Quản trị và điều hành hải quan cấp cao của Tổ chức Hải quan thế giới (WCO) tại Hàn Quốc, Chương trình đào tạo giảng viên về Kiểm soát thương mại chiến lược của WCO tại Bỉ, Chương trình Chống buôn bán, vận chuyển động vật hoang dã của WCO tại Malaysia. Ông được chứng nhận là giảng viên của Hiệp hội vận tải quốc tế (FIATA), và giảng viên tiền kiểm định của WCO.

Ông Thoang được tặng thương nhiều huân chương, huy chương, bằng khen của Chủ tịch nước, Chính phủ, Bộ Quốc phòng, Bộ Tài chính và Tổng cục Hải quan Việt Nam.

This website uses cookies to ensure you get the best experience on our website.